Header Ads Widget

Những thực phẩm không dùng chung với sữa kẻo tiêu chảy, sỏi thận

Uống sữa là cách bổ sung dinh dưỡng dễ dàng cho cơ thể, nhưng có những thực phẩm đại kỵ không nên dùng chung với sữa người tiêu dùng cần biết.

Sữa là thực phẩm có hầu hết các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể như protein, lipid, đường, vitamin A, D, B1, B2, canxi, kali, phốt pho... Nhờ đó, sữa không chỉ cung cấp lượng calo cơ thể cần mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, giữ cho xương chắc khỏe, thúc đẩy chuyển hóa đường ruột.

Giá trị dinh dưỡng của sữa là rất cao và nhiều người thường có thói quen uống sữa hàng ngày. Tuy nhiên, uống sữa sai cách có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể nhất là khi chúng ta kết hợp sữa với những loại thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm không dùng chung với sữa kẻo tiêu chảy, sỏi thận - 1

Những thực phẩm không dùng chung khi uống sữa

Chuối

Chuối là loại quả được rất nhiều người ưa thích, chúng giàu vitamin B6 và các loại chất xơ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên kết hợp chuối với sữa thật sự "không khôn ngoan". Khi đói mà bạn sử dụng chuối và sữa sẽ gây ra các phản ứng không tốt như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp còn gây nên cảm lạnh, nghẹt mũi.

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng chuối và sữa riêng biệt và cách nhau khoảng 30 phút thì cũng không quá lo ngại về các phản ứng trên.

Chocolate

Nhiều người nghĩ rằng sữa giàu chất đạm, chocolate giàu năng lượng nên dùng cùng lúc sẽ rất tốt cho cơ thể. Thực ra sữa lỏng cộng thêm chocolate sẽ khiến canxi trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể. Dùng lâu dài sẽ gây thiếu canxi, tiêu chảy, trẻ chậm phát triển, tóc khô, dễ gãy xương và tăng tỷ lệ sỏi thận.

Cháo

Có người cho rằng ăn cháo uống sữa sẽ bổ sung chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học khuyến cáo cách ăn uống này không khoa học mà phải dùng riêng từng loại thực phẩm sẽ tốt hơn.

Những thực phẩm không dùng chung với sữa kẻo tiêu chảy, sỏi thận - 2

Nước cam hoặc chanh

Một số người khuyên nên cho một ít nước cam hoặc chanh vào sữa thơm ngon bổ dưỡng hơn. Điều này nghe có vẻ rất tốt, song trên thực tế nước cam hoặc chanh đều chứa nhiều axit. Axit gặp protein trong sữa sẽ khiến cho protein bị biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein.

Trà

Trà rất giàu hợp chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên trà với sữa là một kết hợp ngớ ngẩn. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp với catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà.

Nếu bạn không muốn làm mất công dụng tuyệt vời của trà thì hãy dùng chúng với mật ong hoặc chanh nhé.

Thuốc

Có người cho rằng uống thuốc bằng thức uống bổ dưỡng tốt hơn, quan niệm này cực kỳ sai lầm. Sữa có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, khiến cho nồng độ thuốc trong máu thấp hơn rất nhiều so với người không uống sữa. Uống thuốc bằng sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy, tốt nhất không nên uống sữa trước và sau khi uống thuốc một tiếng đồng hồ.

Đường

Bạn không nên bỏ thêm đường vào sữa, đặc biệt là sữa nóng. Sự kết hợp này sẽ khiến lysine có trong sữa phản ứng với đường tạo thành hợp chất fructose lysine chứa độc tố có hại cho cơ thể.

Trứng

Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng. Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% trẻ em chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.

Những thực phẩm không dùng chung với sữa kẻo tiêu chảy, sỏi thận - 3

Những sai lầm khác cần tránh khi uống sữa

Uống sữa đặc

Có người cho rằng sữa bò càng đặc dinh dưỡng càng cao. Đây là quan niệm không khoa học. Sữa quá đặc có nhiều bột sữa và ít nước nên nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn, thậm chí xuất huyết đường ruột cấp tính do các cơ quan nội tạng của bé còn non yếu, không chịu được gánh nặng này.

Uống sữa khi đói

Không nên uống sữa khi đói, điều đó sẽ làm dạ dày co bóp mạnh dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh can-xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Đun sôi sữa

Đun sôi sữa trước khi dùng, nhất là sữa tươi để khử trùng là nhận thức chung của nhiều người tiêu dùng. Thực ra, các sản phẩm sữa hiện đang bán trên thị trường đều đã được tiệt trùng, không cần phải đun sôi lại trước khi sử dụng. Nếu thực sự bạn lo lắng thì bạn nên biết thì đun nóng sữa 70 độ C trong 3 phút và 50 độ C trong 6 phút là sữa đã đạt được mục đích khử trùng. Đun sôi quá lâu sẽ làm cho Lactose trong sữa biến chất, thậm chí có thể gây ung thư.

Uống quá nhiều sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 600 ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng cần hạn chế như: Người thừa cân, Người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ; Người bị sỏi mật...

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Những người không nên ăn quả na bởi 'đại kỵ' cực hại sức khoẻ

Không chỉ giúp làm đẹp da, quả na còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai....

Gửi góp ý

Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])

Đăng nhận xét

0 Nhận xét